GÃY RỤNG NHIỀU DO CHÂN TÓC YẾU

15/10/2022

Tóc “bám trụ” được trên da đầu là nhờ chân tóc nên khi chân tóc yếu, tóc thường sớm “lìa đầu”. Tệ hơn, nếu không khắc phục kịp thời có thể khiến tóc ngày càng thưa mỏng. Vậy chân tóc yếu là gì? Cách khắc phục chân tóc yếu như thế nào? Những chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Chân tóc yếu là gì?

Không nên chà xát da đầu quá mạnh

Sợi tóc có 2 phần: Thân tóc – phần tóc mọc ra khỏi da đầu và nang tóc – phần nằm bên dưới da đầu. Nhiều người hay gọi nang tóc là chân tóc, nhưng thực tế, chân tóc nằm bên trong nang tóc, được nuôi dưỡng bằng các mạch máu li ti ở đáy nang, không phải nang tóc. 

Nguyên nhân chân tóc yếu dễ rụng

Chăm sóc da đầu là giúp phần chăm sóc tóc

Một số yếu tố tác động khiến chân tóc yếu rụng nhiều có thể kể đến như:

1. Mất cân bằng nội tiết

Có thể bạn chưa biết, mất cân bằng nội tiết khiến nang tóc bị thu nhỏ, tổn thương chân tóc; đồng thời, làm giảm khả năng phát triển cũng như biệt hóa của tế bào mầm tóc, làm gián đoạn quá trình mọc – rụng tóc. Chính điều này khiến tóc mọc chậm, sợi tóc mỏng yếu và dễ rụng. Nội tiết tố nữ thường thay đổi, mất ổn định khi chị em mang thai, sau sinh, bước vào giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh hay mắc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp….Trong khi đó, phái mạnh bị rối loạn nội tiết nam khi có sự tăng hoặc giảm bất thường nồng độ nội tiết nam Testosterone, thường gặp nhất ở nam giới vào giai đoạn mãn dục.

2. Yếu tố di truyền

Một số người có khuynh hướng di truyền mắc các chứng rối loạn về tóc như rụng tóc theo khuôn mẫu. Rụng tóc, hói đầu ở nam giới là một loại rụng tóc di truyền phổ biến nhất do sự giảm dần kích thước của các nang tóc theo thời gian.

3. Căng thẳng/Stress

Khi bạn đối mặt với căng thẳng/stress trong một thời gian dài, thần kinh nội tiết sẽ ứng phó lại bằng cách tăng cường sản sinh ra chất P nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, chính chất P lại là tác nhân tấn công làm tổn thương tế bào mầm tóc – “mầm sống” giúp hình thành và phát triển nên một sợi tóc, thay đổi chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc rụng nhiều, khó mọc hơn.

4. Nhiễm trùng, viêm da đầu

Da đầu bị nhiễm trùng, viêm do vi khuẩn, nấm ngoài gây ngứa ngáy khó chịu, mất thẩm mỹ còn tác động xấu đến nang tóc, làm tổn thương chân tóc gây rụng tóc, thậm chí để lại sẹo dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn nếu không được điều trị dứt điểm.

5.  Chân tóc yếu do gàu

Gàu là một dạng nhẹ của viêm da tiết bã, gây bong tróc và ngứa ngáy da đầu. Khi bị gàu, nhiều người thường đưa tay lên gãi/cào để đỡ ngứa, vô tình điều này có thể làm tổn thương da đầu, khiến tóc gãy rụng. Ngoài ra, các tình trạng viêm nhiễm da đầu do nấm cũng thường gây ra gàu, làm suy yếu chân tóc và gây rụng tóc.

6.  Chân tóc yếu dễ rụng do thói quen chăm sóc tóc

Thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng các loại hóa chất làm đẹp tóc như thuốc uốn, duỗi, nhuộm, tẩy… ngoài làm biến đổi cấu trúc sợi tóc còn ảnh hưởng xấu đến chân tóc và khiến tóc yếu đi, dễ hư tổn, gãy rụng.

7.  Chân tóc bị yếu do thiếu hụt dinh dưỡng

Tóc được nuôi dưỡng bằng các chất dinh dưỡng lấy từ máu. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như: Protein, vitamin nhóm B, vitamin H, omega-3, kẽm, sắt,… chân tóc sẽ không nhận đủ “thức ăn” trong máu để phát triển bình thường, từ đó ngày càng suy yếu, tóc cũng dễ rụng hơn bình thường.

8. Tác dụng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc điều trị ung thư, tuyến giáp, gout, chống trầm cảm, kiểm soát huyết áp… có thể làm suy yếu chân tóc, khiến tóc dễ gãy rụng.

9. Yếu tố môi trường

Thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất có hại do sinh sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm có thể làm tổn thương chân tóc, khiến tóc khô xơ và dễ rụng.

Cách xác định chân tóc yếu dễ rụng

Rụng tóc gây ra nhiều vấn đề tâm lý

1. Kiểm tra chân tóc

Kiểm tra chân tóc là một trong những cách giúp xác định độ chắc khỏe của tóc. Cách thực hiện như sau: Kẹp sát chân tóc và nhổ một sợi tóc ở vị trí bất kì, đảm bảo giữ nguyên phần gốc. Sau đó bạn dùng tay kiểm tra, chân tóc khỏe phần gốc phình ra như một cái củ. Ngược lại, nếu chân tóc nhỏ và suôn theo sợi tóc, cho thấy tóc bạn đang ở tình trạng yếu và dễ gãy rụng.

2. Dấu hiệu chân tóc yếu hay rụng

Mái tóc có chân tóc yếu dễ rụng thường có một số đặc điểm sau:

  • Tóc rụng nhiều mỗi khi vuốt, chải đầu,…
  • Chẻ ngọn
  • Sợi tóc mỏng yếu và xỉn màu
  • Tóc giòn, dễ bị gãy
  • Tóc xơ, dễ bị rối

Cách khắc phục chân tóc yếu

Dưỡng tóc với nam giới cần sự chú ý

Chân tóc yếu nếu để lâu sẽ khiến mái tóc của bạn ngày một thưa mỏng, thậm chí tăng nguy cơ hói đầu. Vậy chân tóc yếu dễ rụng phải làm sao?  Dưới đây là một số cách khắc phục chân tóc yếu bạn có thể tham khảo:

Không tự ý sử dụng các loại thuốc chăm sóc tóc: Khi thấy tóc rụng, nhiều bạn thường tìm mua các loại thuốc bôi, xịt vào chân tóc với hy vọng điều này có thể giúp chân tóc khỏe hơn, tóc hết rụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh tình trạng kích ứng da đầu, khiến tóc rụng nhiều hơn, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ da liễu trước khi mua và sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc tóc nào lên mái tóc.

Tránh gội đầu quá nhiều: Một trong những nguyên nhân khiến chân tóc yếu dễ rụng là do lạm dụng việc gội đầu. Do đó, để cải thiện tình trạng này bạn cần thay đổi thói quen gội đầu, mỗi tuần bạn chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần thay vì gội hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn nên chọn sử dụng dầu gội phù hợp với tình trạng tóc và da đầu, nên ưu tiên các loại dầu gội có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ và lành tính.

Tránh chải đầu khi tóc ướt: Vì lúc này lỗ chân lông đang giãn rộng sẽ làm tóc dễ rụng hơn bình thường. Ngoài ra, sau khi gội đầu, bạn nên dùng khăn bông mềm thấm bớt nước và để tóc khô tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy, việc sấy tóc khi tóc đang ướt có thể khiến tóc bị khô xơ, yếu hơn.

Hạn chế sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc: Nếu lạm dụng quá đà và liên tục, hóa chất làm tóc sẽ ngấm sâu vào bên trong nang tóc, làm tổn thương chân tóc, khiến chúng suy yếu và khiến tóc nhanh rụng hơn. Do đó, bạn nên hạn chế thay đổi kiểu tóc, tốt nhất nên cách 6 tháng mới uốn/duỗi/nhuộm tóc 1 lần.

Hạn chế thức khuya: Để chân tóc khỏe mạnh, bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi ngày. Đồng thời, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tránh căng thẳng/stress.

Hạn chế sử dụng rượu bia, tránh xa thuốc lá: Rượu bia, thuốc lá ngoài gây hại cho sức khỏe còn làm suy yếu nang tóc và chân tóc, khiến tóc dễ rụng.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là một trong những cách khắc phục chân tóc yếu được các chuyên gia khuyến nghị. Những dưỡng chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe mái tóc bạn nên đưa vào thực ăn uống hằng ngày có thể kể đến như:

  • Protein: trứng, ức gà, cá ngừ, hạnh nhân, yến mạch, phô mai, sữa…
  • Sắt: thịt bò, cá, các loại hải sản, các sản phẩm từ đậu nành, bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,…
  • Omega-3: cá hồi, cá trích, cá ngừ, hạt lanh…
  • Vitamin nhóm B: bơ, các loại hạt, bông cải xanh, rau bina, đậu xanh, đậu nành…
  • vitamin A, C: bưởi, đu đủ, kiwi, cam, ổi,…

Bảo vệ tóc: Che chắn cho mái tóc bằng một chiếc mũ rộng vành, một chiếc áo có mũ và cột tóc gọn gàng mỗi khi ra ngoài là cách giúp bảo vệ tóc trước những tác nhân xấu từ môi trường như tia UV, bụi bẩn, khói… gây hại cho tóc và da đầu.

 

 

Sản Phẩm Mới

DẦU GỘI PHỦ BẠC HERBAL – GIÚP TÓC LẤY LẠI MÀU SẮC TỰ NHIÊN

Bổ sung dưỡng chất cho tóc
Giúp tóc bóng mượt
Hồi phục màu tóc

XỊT DƯỠNG TÓC THẢO DƯỢC HISAKO

Kích thích tóc dày và dài hơn
Nang chân tóc khoẻ hơn
Tăng cường dưỡng chất nuôi dưỡng mái tóc chắc khoẻ

DẦU GỘI CHỐNG RỤNG TÓC VÀ KÍCH THÍCH MỌC TÓC HISAKO

Kích thích tóc dày và dài hơn
Hỗ trợ điều trị ngăn ngừa rụng tóc
Làm khoẻ nang chân tóc
Bổ sung, dưỡng ẩm cho da đầu

 

THEO DÕI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM SỰ KIỆN & KHUYẾN MÃI TỪ PHINIC